Những lợi ích sức khỏe của quả bơ

Những lợi ích sức khỏe của quả bơ

Bơ bổ dưỡng, đa năng và thơm ngon đã trở thành một thực phẩm thiết yếu trong nhà bếp ở nhiều gia đình trên khắp thế giới. Trong khi một số người gọi quả bơ là trái cây và một số người nói rằng chúng là một loại rau, thì quả bơ thực sự được coi là quả.

Trái bơ cực kỳ phổ biến vì chúng có giá trị dinh dưỡng cao và có liên quan đến một số lợi ích sức khỏe. Bài viết này liệt kê 7 lợi ích của việc ăn bơ.

Nguồn dinh dưỡng tuyệt vời

Trái bơ có nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, nhiều chất dinh dưỡng đang thiếu trong chế độ ăn hiện đại. Dưới đây là thành phần dinh dưỡng cho một quả bơ (200 gram):

  • Lượng calo: 322 kcal
  • Chất béo: 30 gram
  • Chất đạm: 4 gram
  • Carb: 17 gram
  • Chất xơ: 14 gram
  • Vitamin C: 22% nhu cầu khuyến nghị một ngày (RDA)
  • Vitamin E: 28% RDA
  • Vitamin K: 35% RDA
  • Riboflavin (B2): 20% RDA
  • Niacin (B3): 22% RDA
  • Axit pantothenic (B5): 56% RDA
  • Pyridoxine (B6): 30% RDA
  • Folate: 41% RDA
  • Magiê: 14% RDA
  • Kali: 21% RDA
  • Đồng: 42% RDA
  • Mangan: 12% RDA.

Như bạn có thể thấy, bơ là loại trái cây đặc biệt bổ dưỡng và là một nguồn tập trung chất béo lành mạnh và chất xơ, cùng với một số vitamin và khoáng chất.

Chúng giàu chất dinh dưỡng thường bị thiếu trong chế độ ăn của nhiều người, bao gồm magiê, B6, vitamin C, vitamin E và folate.

Có lợi cho sức khỏe đường ruột

7 Benefits of Eating Avocados, According to a Dietitian

Bơ có nhiều chất xơ, cung cấp khoảng 14 gam chất xơ trong mỗi quả bơ, tương đương gần một nửa nhu cầu khuyến nghị một ngày. Bổ sung đủ chất xơ trong chế độ ăn uống của bạn là điều cần thiết cho sức khỏe của hệ tiêu hóa vì nó giúp thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn lành mạnh. Nồng độ axit mật cao hơn gây ra viêm ruột và có liên quan đến sự phát triển của vi khuẩn và có thể dẫn đến những hậu quả như ung thư đại tràng.

Ngoài ra, quả bơ có nhiều vi khuẩn Faecalibacterium, Lachnospira và Alistipes, tất cả đều tạo ra axit béo chuỗi ngắn, bao gồm cả butyrate. Ngoài ra, hãy nhớ rằng tất cả các loại thực phẩm chứa chất xơ, bao gồm trái cây, rau, quả hạch và hạt, đều quan trọng đối với sức khỏe đường ruột. Yếu tố quan trọng nhất trong việc hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa là ăn nhiều loại thực phẩm chứa chất xơ, không chỉ quả bơ.

Có thể giúp giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim

Thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như bơ có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tim. Các vitamin, khoáng chất, chất béo lành mạnh và chất xơ có trong quả bơ đều có vai trò giữ cho hệ tim mạch khỏe mạnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu bơ có thể giúp cải thiện các yếu tố nguy cơ bệnh tim, có thể giúp ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh tim. Tuy nhiên, bơ có thể giúp tăng cholesterol HDL bảo vệ tim và giảm mức cholesterol LDL bị oxy hóa, một loại cholesterol có liên quan đáng kể đến chứng xơ vữa động mạch hoặc sự tích tụ mảng bám dọc thành động mạch. Ngoài ra, hàm lượng kali và magiê cao trong bơ có lợi cho việc điều chỉnh huyết áp. Giữ huyết áp ở mức khỏe mạnh là rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh tim.

Một nguồn phong phú các hợp chất chống oxy hóa và chống viêm

Avocado, chào buổi sáng! - BlogAnChoi

Ngoài các vitamin, khoáng chất, chất béo lành mạnh và chất xơ, bơ chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học bao gồm carotenoid, vitamin C, vitamin E và các hợp chất phenolic. Những chất này đã được chứng minh là có các hoạt động chống oxy hóa, bảo vệ thần kinh và bảo vệ tim mạch đáng kể. Vì bơ có nhiều chất chống oxy hóa nên thường xuyên ăn bơ có thể giúp tăng khả năng chống oxy hóa của cơ thể.

Có thể giúp tăng trọng lượng cơ thể

Mặc dù có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng, nhưng việc tuân theo một chế độ ăn uống cân bằng và dinh dưỡng có lẽ là quan trọng nhất khi đạt được và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, điều này rất quan trọng để phòng ngừa bệnh tật.

Mặc dù bơ có hàm lượng calo cao, nhưng chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng và giúp thúc đẩy cảm giác no nhờ hàm lượng chất xơ cao và chất béo lành mạnh.

Bất kể điều gì, rõ ràng là tăng cường thực phẩm giàu chất xơ có thể thúc đẩy giảm cân bằng cách thúc đẩy cảm giác no. Vì vậy, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, như bơ, có thể là một lựa chọn tốt cho những người muốn giảm cân hoặc duy trì trọng lượng cơ thể.

Một sự lựa chọn thông minh khi mang thai và cho con bú

Is it possible to eat avocado directly? | Vinmec

Trong thời kỳ mang thai và cho con bú, nhu cầu chất dinh dưỡng tăng lên đáng kể. Ví dụ, khi mang thai:

  • Nhu cầu folate tăng từ 400 μg lên 600 μg;
  • Nhu cầu kali tăng từ 2.600 mg lên 2.900 mg;
  • Nhu cầu vitamin C tăng từ 75 lên 85 mg.

Nhu cầu folate tăng lên đáng kể trong thời kỳ mang thai. Thật không may, nhiều người mang thai trên khắp thế giới không bổ sung đủ lượng folate được khuyến nghị, có thể làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ. Một quả bơ cung cấp 27% lượng folate được khuyến nghị trong thời kỳ mang thai. Ăn bơ cũng có thể giúp bạn đạt được mức tiêu thụ khuyến nghị đối với các chất dinh dưỡng cần thiết với số lượng lớn hơn trong thời kỳ mang thai và cho con bú, như vitamin C, kali và B6. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ cao trong quả bơ có thể giúp ngăn ngừa táo bón, chứng táo bón cực kỳ phổ biến trong thời kỳ mang thai.

Đa dụng và ngon miệng

Không những vô cùng bổ dưỡng, bơ còn được sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau, bao gồm cả món ngọt và món mặn. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn dễ dàng hơn trong việc đưa bơ vào chế độ ăn uống hàng ngày:

  • Dùng bơ thay cho mayonaise cùng với sữa chua Hy Lạp trong salad gà, salad cá hồi, salad trứng và salad cá ngừ.
  • Ăn cùng ức gà, salad cà chua và bơ cắt hạt lựu.
  • Sử dung làm sinh tố để có được nguồn chất béo lành mạnh.
  • Kết hợp bơ với salad và ngũ cốc.
  • Nướng bánh mì cùng với bơ.
  • Chỉ cần nửa trái bơ ăn kèm với trứng gà và quả mọng là đã có một bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng.
  • Nghiền bơ và ăn cùng ​​với bánh mì hoặc khoai lang nướng.
  • Trộn bơ cùng với dầu ô liu, nước cốt chanh và các loại gia vị để có món nước sốt bơ béo ngậy. 
  • Cắt bơ thành lát nhỏ và ăn cùng bánh mì kẹp thịt.
  • Rắc một chút muối và hạt tiêu thô lên bơ và ăn ngay không bỏ vỏ.

Có rất nhiều cách để sử dụng bơ, vì vậy đừng ngại thử chúng. Để giữ cho trái bơ được tươi ngon, hãy bảo quản bơ chín ở trong tủ lạnh. Nếu bơ vẫn còn xanh và cứng, hãy để bên ngoài tủ lạnh trong vài ngày và chờ cho bơ chín hẳn.

Bơ chín khi sờ nắn sẽ hơi mềm và thường có màu xanh sẫm. Nếu bơ đã nhão và lõm khi ấn vào, có thể bơ đã bị chín quá. Tuy nhiên, kể cả khi bơ đã chín quá, bạn vẫn có thể sử dụng chúng trong các món nướng hoặc làm nước sốt bơ. Vì vậy, đừng vội bỏ đi những quả bơ chín quá đi trừ khi bơ bắt đầu có vị chua hoặc có mùi, mọc mốc hoặc đổi màu.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

Hồng Ngọc

Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Theo Healthline

← Bài trước Bài sau →