Bảo vệ trái tim với chế độ ăn giảm cholesterol

Bảo vệ trái tim với chế độ ăn giảm cholesterol


Biện pháp giảm cholesterol trong máu bắt đầu từ chế độ ăn uống

Theo BS. Ripu Singh – chuyên gia tim mạch tại hệ thống chăm sóc sức khỏe Mayo Clinic, chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn tới chỉ số cholesterol và triglyceride.

Triglyceride và cholesterol là các thành phần chất béo có trong máu. Dù có vai trò quan trọng cho chức năng của cơ thể, cholesterol tích tụ trong máu có thể khiến động mạch xơ vữa, làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Mảng xơ vữa tích tụ có thể làm tắc nghẽn mạch máu, giảm lưu lượng máu tới tim, gây đau thắt ngực.

Người mắc rối loạn mỡ máu thường được khuyến nghị thực hiện chế độ ăn giảm cholesterol. Cholesterol chủ yếu được sản xuất tại gan, nhưng cũng có nguồn gốc từ chất béo trong chế độ ăn uống của bạn. Thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, lòng đỏ trứng, mỡ, chế phẩm từ sữa chứa nhiều cholesterol hơn cả.

Người có chỉ số mỡ máu cao nên cắt giảm thực phẩm chứa nhiều cholesterol như nội tạng, mỡ động vật

Người có chỉ số mỡ máu cao nên cắt giảm thực phẩm chứa nhiều cholesterol như nội tạng, mỡ động vật

Người có chỉ số mỡ máu cao nên cắt giảm thực phẩm chứa nhiều cholesterol như nội tạng, mỡ động vật
Triglyceride được tạo ra từ calo dư thừa như chất béo, protein lẫn carbohydrate, đường và cả đồ uống có cồn.

Để bảo vệ trái tim, phòng ngừa nguy cơ tăng cholesterol và triglyceride, bạn nên thực hiện chế độ ăn uống theo gợi ý sau:

  • Ăn uống trên nguyên tắc ưu tiên thực vật: Ăn rau củ giàu chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt, ăn trái cây và rau toàn phần.
  • Tập thể dục đều đặn để duy trì cân nặng khỏe mạnh.
  • Hạn chế ăn thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa (trans fat).
  • Cắt giảm thực phẩm giàu cholesterol trong chế độ ăn như lòng đỏ trứng, nội tạng động vật, mỡ động vật, sữa chứa nhiều chất béo.
  • Giảm lượng dầu mỡ bạn sử dụng trong chế độ ăn, kể cả dầu ăn lẫn chất béo.
  • Giảm lượng muối trong chế độ ăn. Theo khuyến cáo, người trưởng thành không nên ăn quá 5gr muối ăn/ngày.
  • Thay thế thực phẩm chứa chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa (đặc biệt là chất béo không bão hòa đơn). Một cách nhận biết dễ dàng là chất béo đơn không đông đặc ở nhiệt độ bình thường và có trong rất nhiều loại rau, đậu, dầu thực vật và một số loại hạt. Loại chất béo này vừa giúp giảm cholesterol xấu, vừa lại không gây ảnh hưởng tới cholesterol tốt.

BS Singh nhấn mạnh, trong quá trình kiểm soát cholesterol, bạn vẫn có thể thưởng thức thực phẩm khoái khẩu nhưng ở mức điều đồ, đồng thời ưu tiên ăn thực phẩm tốt cho trái tim. Những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn có thể tạo ra ảnh hưởng lớn, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết:  9 cách để giảm cholesterol bằng chế độ ăn uống
 

← Bài trước Bài sau →